2.700.000₫ 2.900.000₫-7%
TƯỢNG PHẬT DI LẶC NGỒI
LH: 0909 572 789
MÃ HÀNG: TPDLNĐSDVCNĐL50CM
KÍCH THƯỚC: CAO 50cm
CÔNG NGHỆ ĐÀI LOAN
CHẤT LIỆU: POLY (Nhựa composites) DÁT VÀNG
XUẤT XỨ: VIỆT NAM
còn 98 hàng
Theo truyền thuyết cũng như kinh điển Phật giáo, Di Lặc là vị Bồ Tát sẽ xuất hiện trên Trái Đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn, sẽ giảng dạy Phật Pháp và giáo hóa chúng sinh, chứng ngộ thành Phật. Phật Di Lặc sẽ là vị Phật xuất hiện thứ 5 và là sau cùng, kế thừa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Di Lặc được tiên tri rằng sẽ giáng sinh trong kiếp giảm của tiểu kiếp kế tiếp, tức là khoảng 9 triệu năm nữa theo năm Trái Đất, khi mà Phật pháp đã bị lãng quên trên cõi Diêm phù đề.
Sự tích về Phật Di Lặc được ghi lại trong rất nhiều tài liệu kinh điển thuộc tất cả các tông phái Phật giáo từ Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa,… Điều này được chấp nhận bởi hầu hết các Phật tử như là một sự kiện sẽ diễn ra, khi Phật pháp đã bị lãng quên trên Trái đất, và Phật Di Lặc sẽ là bậc giác ngộ Phật pháp, thuyết lại cho chúng sinh như các vị Phật khác đã làm trong quá khứ.
Theo sử sách, tên tiếng Phạn của Ngài là Maitreya (tức Di-lặc), dịch là Từ Thị. Trong Đại Nhật Kinh Sớ, Từ Thị có nghĩa là chủng tính từ bi, bao gồm hai từ là “Từ” và “Thị”. “Từ” bắt nguồn tại Tứ vô lượng tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả) của Phật; còn Thị mang nghĩa là chủng, họ, tộc. Trong Kinh Pháp Hoa và Kinh Bình Đẳng Giác, Di Lặc là A Dật Đa, là một đệ tử của Phật Thích Ca.
Trong Kinh Thuyết Bản tại Trung A hàm 13, Kinh Xuất Diệu 6 và Luận Đại Tỳ-bà-sa 178, Di Lặc và A Dật Đa lại là hai nhân vật khác nhau. Trong bài kệ Bỉ Ngạn Đạo (Pàràyana) của Kinh Tập (Sutta – nipàta) thuộc Đại Tạng Kinh Pàli thì hai vị A Dật Đa (Ajita) và Đế Tu Di Lặc (Tisametteyya) là hai người hoàn toàn khác nhau.
Ngài là vị Phật tương lai, nắm giữ vị trí quan trọng trong tín ngưỡng và văn hóa Phật giáo, là vị Bồ Tát duy nhất được các tông phái Phật giáo thừa nhận và tôn kính. Trong tranh ảnh hoặc tượng tại Ấn Độ, Di Lặc được mô tả là một vị hoàng tử tuấn tú, thanh mảnh, mặc trang phục hoàng gia Ấn Độ, ngồi trên mặt đất, sẵn sàng đứng dậy để đi giáo hóa cho chúng sinh.
Có một số học thuyết cho rằng, Phật Di Lặc là người khởi xướng hệ phái Duy thức của Phật giáo Đại thừa tên Maitreyanatha (sa.maitreyanâtha), thầy truyền giáo lý Duy thức cho Vô Trước (sa.asaga). Phật giáo Tây Tạng cho rằng, Ngài là tác giả của ngũ luận:
1. Đại thừa tối thượng luận hoặc Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận (sa.mahâyânottaratantra).
2. Pháp pháp tính phân biệt luận (sa.dharmadharmatâvibanga).
3. Trung biên phân biệt luận (sa.madhyântavibhâga-úâstra).
4. Hiện quán trang nghiêm luận (sa.abhisamayâlankâra).
5. Đại thừa kinh trang nghiêm luận (sa.mahâyânasutralankâra).
Trong Kinh Di Lặc Hạ Sinh, Ngài là một vị Bà-la-môn, xuất gia tu tập theo Phật và viên tịch trước Phật. Kinh chép: “Đức Di Lặc là một trong bốn vị Bổn Xứ Bồ Tát đang ở nội viên cung trời Đâu Suất, đợi đến khi thế giới này hết kiếp giảm thứ chín, đến kiếp tăng thứ mười, lúc ấy Ngài sẽ hóa thân xuống cõi trần này trong nhà của một vị Bà La Môn tên là Tu Phạm Na. Thân mẫu của Ngài tên là Phạm Na Bạt đề”. Ngài được mô tả là một vị có nhiều tướng tốt, đức hạnh vẹn toàn, thông minh xuất chúng, khi lớn lên thì xuất gia tu hành, tới núi Kê Túc nhận lãnh Y Bát của Đức Phật Thánh Ca, do Tổ Ma Ha Ca Diếp trao lại”. Tương truyền, sau khoảng 4000 năm, Ngài sẽ sinh trở lại thế giới Ta-bà của con người, thành đạo ở vườn Hoa Lâm, dưới gốc cây Long Hoa, với tên hiệu là Di Lặc. Ngài thuyết pháp suốt 6 vạn năm, hóa độ vô số chúng sinh tu hành thoát khổ.
Còn theo truyền thuyết Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ X, vào Thời Ngũ Đại (907-960), tại đất Minh Châu, huyện Phụng Hóa, Bồ tát Di Lặc được cho là đã hóa thân dưới dạng một vị sư mập, mặc áo hở bụng, gương mặt luôn vui tươi, trên vai có đeo túi vải. Ngài đi giảng kinh cho người nghèo, làm nhiều điều kì diệu, lạ thường. Ngài mang túi vải đi khắp nơi, ai cho gì thì bỏ vào túi vải; đến khi Ngài gặp trẻ con thì đưa cho hết, bởi vậy nên con nít rất thích Ngài, thường lại gần chơi với ngài. Thiên hạ không ai rõ Ngài là ai, chỉ biết gọi là “Bố Đại Hòa Thượng”, tức là vị Hòa thượng đeo túi vải. Vì chỉ chơi với trẻ con nên có một số người lớn không ưa Ngài, thậm chí còn tỏ rõ thái độ, mắng chửi, nhổ nước miếng lên mặt Ngài. Dù vậy, Ngài vẫn luôn bình thản, nở nụ cười tươi, luôn tự tại, vui cười.
Kích thước | Cao 50cm x Rộng 50cm |
---|---|
Chất liệu | Đá |
Cân nặng | 20kg |
Xuất xứ | Việt Nam |